Tác động của nhiệt độ đến các nhóm chất
06/07/2017
Trong quá trình chế biến thức ăn, với sự tác động của nhiệt độ, lượng dưỡng chất trong các nguyên liệu chắc chắn sẽ bị hao hụt, nên việc ứng dụng các bí quyết, mẹo nấu ăn ngon mà vẫn hiệu quả vào quá trình nấu ăn là một điều hết sức cần thiết. Đối …
Trong quá trình chế biến thức ăn, với sự tác động của nhiệt độ, lượng dưỡng chất trong các nguyên liệu chắc chắn sẽ bị hao hụt, nên việc ứng dụng các bí quyết, mẹo nấu ăn ngon mà vẫn hiệu quả vào quá trình nấu ăn là một điều hết sức cần thiết. Đối với mỗi nhóm dưỡng chất, sự ảnh hưởng của nhiệt độ cũng sẽ khác nhau.
Việc tìm hiểu các bí quyết, mẹo nấu ăn ngon, hiệu quả là điều cần thiết để giữ lại giá trị dinh dưỡng vốn có của các loại thực phẩm
1. Với chất béo
Chất béo (lipit) khi bị đun lâu trên nhiệt độ cao, thành phần axit béo không no sẽ dễ bị oxy hóa, các liên kết đôi sẽ dễ dàng bị bẻ gãy, làm mất tác dụng vốn có, đồng thời tạo ra các chất trung gian gây hại cho sức khỏe. Chính vì vậy, mẹ nên lưu ý không tái sử dụng dầu mỡ đã dùng để chiên, rán ở nhiệt độ cao.
2. Với chất đạm
Chất đạm (protit) sẽ bị thoái hóa ở nhiệt độ 700C. Thêm vào đó, khi đun nóng liên tục sẽ khiến giá trị dinh dưỡng của protit giảm rõ rệt. Các thực phẩm có hàm lượng đạm cao như cá, trứng, thịt đều sử dụng nhiệt độ trên 700C để làm chín và diệt khuẩn nhưng không kéo dài thời gian chế biến, đặc biệt là khi dùng phương pháp rán, quay, nướng.
3. Với chất đường bột
Chất đường bột (gluxit) là tổng hợp các loại đường đơn giản không có nhiều biến đổi đáng kể khi đun trên nhiệt độ cao: tinh bột, celluloza, đường đơn, đường kép. Trong môi trường khô, các chất đường bột khi bị đun nóng sẽ biến đổi thành phần, sinh ra các chất gây hại cho sức khỏe. Vì vậy cần lưu ý sử dụng nước trong quá trình chế biến.
4. Với vitamin
Đây là nhóm dưỡng chất dễ chịu tác động của nhiệt độ nhất. Vitamin nhóm A, D, E, K khá bền với nhiệt độ, chỉ bị hao hụt khoảng 15 – 20%. Vitamin nhóm B, C có thể bị mất đến 90%. Mẹo nấu ăn ngon, hiệu quả nhất trong trường hợp này là chọn loại rau, quả tươi, sau khi gọt, thái thì cần chế biến ngay, rút ngắn thời gian đun nấu, và chỉ cho rau vào nước đang sôi khi dùng phương pháp luộc để đảm bảo giữ lại tối đa giá trị dinh dưỡng vốn có.
Bài viết bạn có thể thích
Hãy cùng Món Ngon Mỗi Ngày học lại cách làm món Gà ác tiềm thuốc bắc đơn giản nhất, ngon nhất qua công thức gợi ý bên dưới nhé!
Nếu nhắc đến các món chay thì không thể nào không kể đến loại nguyên liệu đó là sườn chay, với thành phần tự nhiên là đậu nành, lúa mì, bột khoai sọ, gia vị chay... khi chế biến có mùi thơm, vị ngọt và dai dai như thịt heo.
Để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, ngoài việc tập thể dục thể thao thì việc kết hợp với thực đơn hàng ngày với các món ăn dinh dưỡng cùng một chế độ ăn lành mạnh
Nước cốt dừa hay còn gọi là sữa dừa có mùi vị thơm béo và thường được sử dụng trong các món ăn vặt
Làm mấy món mực này của Món Ngon Mỗi Ngày cho Ba lai rai vài ly hay cuối tuần đãi tiệc tụ tập bạn bè, gia đình là “số dzách” luôn!
Cùng Món Ngon Mỗi Ngày tìm hiểu ngay 3 loại rau củ có màu tím mà chúng ta thường thấy trong thực đơn hàng ngày nha!
Thịt ba rọi có thể dùng để chế biến thành các món ăn đa dạng và phong phú.
Chỉ cần 3 gói Blendy cùng vài nguyên liệu thôi là đã có thể làm ngay một ly kem chính hiệu “nhà làm” hương vị ngon hơn ngoài tiệm luôn rồi!
Nấm đông cô không chỉ có hương vị thơm ngon, dễ dàng chế biến thành những món ăn ngon, từ món chay đến món mặn; mà còn chứa khá nhiều đạm, giàu Vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe.
Bên cạnh cá ngừ, cá thu, cá hồi,… thì cá chim cũng là một trong những nguyên liệu dinh dưỡng tuyệt vời
Vậy loại thực phẩm có chứa nhiều Kali là những , hãy cùng Món Ngon Mỗi Ngày tìm hiểu ngay trong bài viết này nha!
Món Ngon Mỗi Ngày có một công thức nấu xốt thơm ngon tuyệt đỉnh mà ăn kèm với món cá nào cũng hợp, đặc biệt là món cá chim chiên vô cùng dinh dưỡng.