Làm thế nào để dạ dày khỏe mạnh?

2118 lượt xem
12/12/2019

Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tỷ lệ mắc các bệnh về dạ dày là do thường xuyên ăn thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, quá mặn,… Để bảo đảm sức khỏe tốt nhất cho dạ dày, và phòng tránh các bệnh về dạ dày  nhất là chứng  trào ngược dạ dày. Mẹ …

Những nguyên nhân chính dẫn đến tình trạng tỷ lệ mắc các bệnh về dạ dày là do thường xuyên ăn thức ăn nhanh, nhiều dầu mỡ, quá mặn,…

Để bảo đảm sức khỏe tốt nhất cho dạ dày, và phòng tránh các bệnh về dạ dày  nhất là chứng  trào ngược dạ dày. Mẹ hoàn toàn có thể cải thiện qua chế độ ăn uống khoa học, lành mạnh với các loại rau củ nhiều chất xơ đấy. Cùng Món Ngon Mỗi Ngày lưu lại ngay các loại rau củ này nhé!

1. Rau cải bẹ xanh

Rau cải bẹ xanh không chỉ được biết đến với tác dụng thanh nhiệt, làm đẹp, hỗ trợ cho người bệnh gout, tiểu đường, tim mạch nhờ các thành phần dinh dưỡng chứa vitamin A, B, C, K, axit nicotinic, carotene, albumin, chất xơ… Mà còn là thảo dược tuyệt vời giúp hạn chế tiết dịch vị ở người bệnh trào ngược dạ dày, ổn định hệ tiêu hóa, điều trị khó tiêu, giảm cảm giác kích thích ở đường ruột và hỗ trợ điều trị xuất huyết dạ dày qua các món canh, món xào trong bữa ăn hằng ngày.

Cải bẹ xanh giúp hạn chế tiết dịch vị ở người bệnh trào ngược dạ dày – Món Cải bẹ xanh cuốn củ hũ dừa

2. Lá mơ

Lá mơ là một loại rau gia vị thường được ăn kèm với các món thịt bò, thịt trâu,…

Với hàm lượng vitamin C, carotene, tinh dầu, protein trong lá mơ sẽ  giúp cả nhà làm giảm triệu chứng sưng viêm tại niêm mạc dạ dày và những tổn thương do trào ngược dạ dày gây ra một cách an toàn và hiệu quả.

3. Rau mùi tây

Rau mùi tây chứa hầu hết các loại vitamin và khoáng chất thiết yếu dành cho cơ thể như vitamin A, B, C; sắt, canxi, kali… những chất này có khả năng làm giảm bớt lượng axit dư thừa trong dạ dày, kháng viêm, giảm đau và các triệu chứng của trào ngược dạ dày như ợ chua, ợ nóng….

4. Rau chân vịt

Rau chân vịt (cải bó xôi) giúp bảo vệ niêm mạc dạ dày, giảm nguy cơ viêm loét dạ dày và cải thiện chức năng hệ thống tiêu hóa nhờ chất xơ, vitamin A, C, folic, sắt, canxi. Mẹ có thể chế biến rau chân vịt bằng cách xào, làm salad hay sinh tố, nước ép cho cả nhà, hỗ trợ làm dịu dạ dày một cách tốt nhất.

Dùng sinh tố, nước ép bó xôi hỗ trợ làm dịu dạ dày một cách tốt nhất – Món Nước ép táo quýt bó xôi

5. Rau bắp cải

Bắp cải được biết đến với tác dụng làm lành vết loét trong dạ dày, ruột, giảm cảm giác khó chịu do trào ngược dạ dày nhờ chất xơ tốt và các vitamin, khoáng chất như vitamin C, K, B6, folate, thiamin, canxi, sắt, magie, kali…

Mẹ có thể bổ sung rau bắp cải trong bữa ăn hàng ngày qua các món luộc, canh, xào,… để giúp cả nhà giải độc cơ thể. Tuy nhiên, điều Mẹ cần lưu ý  khi chế biến rau cải là không nấu bắp cải chín quá kỹ, do vitamin U – chất chống loét dạ dày tá tràng có trong bắp cải dễ bị phân hủy ở nhiệt độ cao.

6. Thì là

Thì là là một loại rau nêm thường được Mẹ sử dụng chế biến thành các món canh, món xào, chả thịt trong bữa cơm hằng ngày. Thế nhưng Mẹ có biết tác dụng tuyệt với của chúng trong việc hỗ trợ ổn định dạ dày cho cả nhà không nhỉ? Nguồn chất xơ, vitamin C, vitamin A, đặc biệt là chất chống oxy hóa flavonoid là thành phần chính giúp giảm viêm, xoa dịu cơn co thắt trong dạ dày, bảo vệ hệ thống tiêu hóa khỏi tác nhân gây bệnh xâm hại và hỗ trợ điều trị trào ngược dạ dày.

Thì là giúp bảo vệ hệ thống tiêu hóa khỏi tác nhân gây bệnh xâm hại – Món Canh ốc thì là

7. Bông cải xanh

Bông cải xanh (súp lơ xanh) luôn được xem là loại rau củ mang lại nhiều dinh dưỡng cho cả nhà nhờ protein, thiamin, riboflavin… vitamin A, C, K, vitamin B6, folate… và đặc biệt là những người mắc bệnh trào ngược dạ dày. Sulforaphane có trong bắp cải có khả năng tiêu diệt vi khuẩn helicobacter pylori (HP) – thủ phạm chính gây loét, trào ngược dạ dày.

8. Rau mồng tơi

Rau mồng tơi có tác dụng cực kì hiệu quả trong việc làm giảm các cơn đau dạ dày. Chất nhầy trong rau này giúp kích thích nhu động ruột, nhuận trường tốt, làm cho hệ tiêu hóa hoạt động ổn định, trơn tru hơn, giảm triệu chứng trào ngược dạ dày.

Chất nhầy trong mồng tơi giúp kích thích nhu động ruột, ổn định tiêu hóa – Món Canh mồng tơi bắp nụ

9. Lá tía tô

Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, lá tía tô chứa rất nhiều tinh dầu gồm terillaldehyd, limonen, dihydrocumin và các chất chống oxy hóa có khả năng giúp cơ thể chống viêm, làm lành vết loét, hạn chế và khắc phục tình trạng dạ dày tiết axit quá mức, từ đó giúp giảm cơn đau dạ dày thực quản.

10. Rau xà lách

Rau xà lách là một trong những thực phẩm được các chuyên gia về sức khỏe khuyên dùng trong chế độ ăn uống hằng ngày, nhất là những người mắc bệnh trào ngược dạ dày nhờ hàm lượng vitamin, chất xơ, khoáng chất, protein có trong rau xà lách giúp cơ thể tăng co bóp, kích thích nhu động ruột, cải thiện tình trạng táo bón và tốt cho hệ tiêu hóa.

Rau xà lách được khuyên dùng trong chế độ ăn uống hằng ngày – Món Salad cá hồi

11. Rau cần tây

Dùng cần tây trong bữa ăn sẽ giúp dạ dày giảm viêm loét, bổ sung lượng nhầy lên lớp lót dạ dày, kiểm soát lượng axit dịch vị và cải thiện triệu chứng trào ngược dạ dày nhờ lượng chất xơ cao và vitamin, khoáng chất thiết yếu như vitamin A, C, K, canxi, magie, photpho…

Ngoài những loại rau củ trên, còn có rất nhiều loại rau củ khác cũng có tác dụng giúp cả nhà hạn chế nguy cơ mắc bệnh trào ngược dạ dày như: nha đam, cà rốt, khoai lang, khoai tây,… Mẹ nhớ ghi chú hết những thực phẩm này vào sổ tay dinh dưỡng làm bếp của Mẹ nhé!

Chúc cả nhà sẽ có những bữa ăn ngon và thật nhiều sức khỏe!

Nguồn: Tổng hợp


Chia sẻ bài viết:
Facebook

Bài viết bạn có thể thích

 Hãy cùng Món Ngon Mỗi Ngày học lại cách làm món Gà ác tiềm thuốc bắc đơn giản nhất, ngon nhất qua công thức gợi ý bên dưới nhé!

Nếu nhắc đến các món chay thì không thể nào không kể đến loại nguyên liệu đó là sườn chay, với thành phần tự nhiên là đậu nành, lúa mì, bột khoai sọ, gia vị chay... khi chế biến có mùi thơm, vị ngọt và dai dai như thịt heo.

Để duy trì một cơ thể khỏe mạnh, ngoài việc tập thể dục thể thao thì việc kết hợp với thực đơn hàng ngày với các món ăn dinh dưỡng cùng một chế độ ăn lành mạnh

Nước cốt dừa hay còn gọi là sữa dừa có mùi vị thơm béo và thường được sử dụng trong các món ăn vặt

Làm mấy món mực này của Món Ngon Mỗi Ngày cho Ba lai rai vài ly hay cuối tuần đãi tiệc tụ tập bạn bè, gia đình là “số dzách” luôn!

Cùng Món Ngon Mỗi Ngày tìm hiểu ngay 3 loại rau củ có màu tím mà chúng ta thường thấy trong thực đơn hàng ngày nha!

Thịt ba rọi có thể dùng để chế biến thành các món ăn đa dạng và phong phú. 

Chỉ cần 3 gói Blendy cùng vài nguyên liệu thôi là đã có thể làm ngay một ly kem chính hiệu “nhà làm” hương vị ngon hơn ngoài tiệm luôn rồi!

Nấm đông cô không chỉ có hương vị thơm ngon, dễ dàng chế biến thành những món ăn ngon, từ món chay đến món mặn; mà còn chứa khá nhiều đạm, giàu Vitamin và khoáng chất tốt cho sức khỏe. 

Bên cạnh cá ngừ, cá thu, cá hồi,… thì cá chim cũng là một trong những nguyên liệu dinh dưỡng tuyệt vời

Vậy loại thực phẩm có chứa nhiều Kali là những , hãy cùng Món Ngon Mỗi Ngày tìm hiểu ngay trong bài viết này nha!

Món Ngon Mỗi Ngày có một công thức nấu xốt thơm ngon tuyệt đỉnh mà ăn kèm với món cá nào cũng hợp, đặc biệt là món cá chim chiên vô cùng dinh dưỡng.

Công thức bạn có thể thích

0 Người
Dễ Dễ
0 Phút
4 Người
Dễ Dễ
40 Phút
4 Người
Dễ Dễ
15 Phút
4 Người
Dễ Dễ
5 Phút
2 Người
Dễ Dễ
5 Phút
2 Người
Dễ Dễ
10 Phút
4 Người
Dễ Dễ
40 Phút
4 Người
Dễ Dễ
15 Phút
4 Người
Dễ Dễ
15 Phút

LƯU NỘI DUNG COOKIE

Món Ngon Mỗi Ngày sẽ sử dụng Cookies để cung cấp cho bạn trải nghiệm duyệt web tốt hơn cũng như dùng nó để phân tích, cá nhân hóa nội dung và phân phối các quảng cáo phù hợp với bạn. Bạn vẫn có thể thay đổi cài đặt Cookies của mình bất kỳ lúc nào nếu muốn.